Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cách tính tiền điện sạc ắc quy xe đạp điện cho 1 lần sạc

0

Cách tính tiền điện sạc ắc quy xe đạp điện cho 1 lần sạc như thế nào? Nếu bạn đang tìm câu trả lời cho vấn đề này, mời bạn cùng tìm hiểu thông tin dưới đây.

1. Cách tính tiền điện cho 1 lần sạc ắc quy xe đạp điện

Để biết được chính xác tiền điện sạc ắc quy xe đạp điện trong 1 lần thì bạn cần phải biết điện áp của xe và mức dung lượng điện hiện tại của ắc quy xe đạp điện của bạn.

Tìm điện áp của xe bằng cách bạn xem trực tiếp trên giấy hướng dẫn sử dụng, hay giấy bảo hành hoặc ghi trên thân xe.

Với loại xe đạp điện sử dụng 3 bình ắc quy là 36V và loại 4 bình ắc quy là 48V. Các loại xe đạp điện thông dụng ở Việt Nam hiện nay sử dụng loại 4 bình ắc quy. Số ít loại xe đời đầu còn sót lại là sử dụng loại 3 bình ắc quy.

Việc tính toán hết bao nhiêu kWh (số điện trên đồng hồ điện) cho một lần sạc ắc quy xe đạp điện dựa theo công thức đơn giản sau đây:

A(kWh)= U (Vôn) x I(Ampe) x T(h)

Vì dung lượng bình: C(Ah) = I(Ampe) x T(h). Do đó: A(kWh) = U(Vôn) x C(Ah)

Để giúp bạn tính toán Kilowatt-giờ (kWh) của xe đạp điện, bạn nhân điện áp xe với dung lượng bình với nhau và chia cho 1000.

Ví dụ cụ thể: 

Xe đạp điện loại 4 bình ắc quy 12V (điện áp xe là 48V) và dung lượng bình là 12Ah thì số kWh cho 1 lần sạc sẽ là: 48 Volts x 12 Amp-giờ / 1000 = 0,576 kWh.

Xe đạp điện loại 3 bình ắc quy 12V (điện áp xe là 36V) và dung lượng bình là 12Ah thì số kWh cho 1 lần sạc sẽ là: 36 Volts x 12 Amp-giờ / 1000 = 0,432 kWh.

 Xe máy điện loại 4 bình ắc quy 12V (điện áp xe là 48V) và dung lượng bình là 20Ah thì số kWh cho 1 lần sạc sẽ là: 48 Volts x 20 Amp-giờ / 1000 = 0.960 kWh.

Như vậy, với giá tiền điện cho 1kWh là 3000VNĐ thì chi phí để sạc 1 lần cho xe đạp điện tương ứng là:

  • Loại 4 bình ắc quy 12V/12Ah là: 0,575 kWh x 3000 = 1728 VNĐ
  • Loại 3 bình ắc quy 12V/12Ah là: 0,432 kWh x 3000 = 1296 VNĐ
  • Loại 4 bình ắc quy 12V/20Ah là: 0,960 kWh x 3000 = 2880 VNĐ

Vậy có nghĩa là mất khoảng 0,576 kWh để sạc một chiếc xe đạp điện trong 1 giờ. Và hầu hết, xe đạp cần khoảng 4-6 giờ sạc điện. Vậy tổng lượng điện tiêu thụ sẽ là 6×0,576= 3,4kW. Chi phí tính ra để sạc một xe đạp điện với giá điện ở Hà Nội bình quân là 2200 đồng sẽ là:  3,4 x 2200 = 7500 đồng.

Một lần sạc điện thì xe đạp điện của bạn có thể đi trung bình là 50km và với xe máy thì 1 lít xăng bạn mới có thể đi được 50km. Tới đây thì bạn có thể tự mình thấy rõ được chi phí tiền điện sạc cho xe đạp điện là 150 đồng và rẻ hơn gấp hơn 10 lần tiền xăng đi xe máy.

Nếu bạn quan tâm đến các loại ắc quy xe đạp điện chất lượng và có nhu cầu cần thay thế ắc quy xe đạp điện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, vui lòng xem tại đây:

2. Những nhân tố có thể ảnh hưởng đến chi phí tiền điện tính toán

Chất lượng của ắc quy sẽ ảnh hưởng đến chi phí tiền điện khi sạc
Chất lượng của ắc quy sẽ ảnh hưởng đến chi phí tiền điện khi sạc

Nhân tố thứ 1: 

Phải kể đến đó là do ắc quy xe đạp điện kém chất lượng thì thời gian sạc xe đạp điện sẽ thay đổi. Và thời gian thay đổi nhiều hơn, bạn sẽ tốn thêm chi phí tiền điện cho 1 lần sạc pin. Vì thế khi lựa chọn bình ắc quy cho xe đạp điện, bạn cần lựa chọn loại bình ắc quy phù hợp với dòng xe đang sử dụng là cách tốt nhất giúp bạn tiết kiệm được chi phí,  đảm bảo tuổi thọ của bình ắc quy được lâu bền nhất.

Nhân tố thứ 2:

 Bộ sạc xe đạp điện kém chất lượng dòng sạc sẽ cao hơn và bình nhanh hỏng, khấu hao nhanh hơn. Để đảm bảo được nguồn điện sạc ổn định bạn cần sử dụng sạc chính hãng của xe. Tuyệt đối không sử dụng sạc kém chất lượng. Trường hợp bắt buộc phải mua mới, nên tìm đúng sạc của xe để mua.

Như vậy qua cách tính tiền điện sạc ắc quy xe đạp điện cho 1 lần sạc hết bao nhiêu. Dựa vào cách tình này, chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc sử dụng loại phương tiện vừa giúp tiết kiệm chi phí lại vừa bảo vệ môi trường này.

Góc chia sẻ: Nếu bạn cũng đang là người nuôi cá koi, bạn có thể tham khảo nhanh một số kinh nghiệm nuôi koi sau đây:

5/5 - (1 bình chọn)
Share.

Comments are closed.