Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Học sinh tiểu học có được đi xe đạp không?

0

Nếu biết đi xe đạp, trẻ có thể tự đi đến trường mà bố mẹ không phải đưa đón. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh băn khoăn không biết học sinh tiểu học có được đi xe đạp không và đi xe loại nào?

1. Trẻ em trên bao nhiêu tuổi được phép đi xe đạp?

Theo nghiên cứu khoa học, độ tuổi thích hợp cho bé bắt đầu tập đi xe đạp là 3-4 tuổi. Phụ huynh có thể cho bé tập làm quen với xe đạp có 3 bánh. Sau khi trẻ đã quen, phụ huynh cho bé tập điều khiển xe đạp 2 bánh. Tuy nhiên ở độ tuổi này trẻ chỉ nên đi xe đạp trong sân, công viên hoặc bãi đất rộng dưới sự giám sát chặt chẽ của người lớn.

Trẻ em từ 6 đến 8 tuổi đã có đủ sự phát triển thể chất, có thể giữ thăng bằng trên xe và học cách phối hợp hoạt động giữa tay – chân để điều khiển xe đạp. Vào thời điểm này, trẻ em có thể đi xe đạp mà không cần phụ thuộc vào bánh xe phụ.

Trẻ em từ 6 đến 8 tuổi đã có thể đi xe đạp
Trẻ em từ 6 đến 8 tuổi đã có thể đi xe đạp

2. Học sinh tiểu học có được đi xe đạp đến trường không?

Chưa có quy định pháp luật nào quy định học sinh bao nhiêu tuổi thì được phép đạp xe đến trường. Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào chiều cao, sự trưởng thành của trẻ. Ở các vùng nông thôn, hiện nay nhiều trẻ tiểu học từ 7 – 10 tuổi đã được bố mẹ mua xe cho con tự đến trường.

Tuy không có văn bản pháp luật nào cấm trẻ tiểu học không được đi xe đến trường nhưng ở độ tuổi này việc cho các em làm chủ phương tiện tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khôn lường.

Về mặt kiến thức các em chưa đủ để hiểu hết những quy định về an toàn giao thông; về mặt thể trạng thì có nhiều em chưa ngồi đúng hoặc phù hợp với kích thước xe đạp; về mặt tâm lý thì còn nhiều em mang tính trẻ con hiếu động nên không kiểm soát hết hành vi của mình…

Mỗi khi tan trường, người đi đường dễ dàng bắt gặp hình ảnh các em nhỏ đạp xe lạng qua lạng lại do chân chưa đến bàn đạp, thậm chí các em rủ nhau đạp xe xem ai chạy nhanh hơn… Người đi đường nếu không cẩn thận khi vượt xe qua mặt các em rất dễ va chạm hoặc khi gặp các phương tiện khác đi trên đường, bóp còi… thì các em lại không có khả năng xử lý tình huống tốt dễ dẫn đến té ngã, bị thương tích.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Linh, phụ huynh càng dựa theo những tiêu chí sau để có thể đưa ra các quyết định cho con em có nên để chúng tự đi xe đạp đến trường hay không?

  • Tình trạng giao thông hiện tại cũng như quãng đường xa hay gần?
  • Trẻ có đủ sức khỏe cũng như tự tin hay không?
  • Trẻ cần ở một độ tuổi đủ lớn để có thể tự lập?

Nếu như trẻ đáp ứng được các yếu tố trên thì phụ huynh mới cho phép trẻ đi xe đạp đến trường. Việc này giúp trẻ luyện tập được sức khỏe tốt, có thể mạnh dạn và tự tin hơn trong cuộc sống.

Ngoài ra, bạn nên tham khảo thêm: Tư thế đi xe đạp đúng.

3. Học sinh tiểu học được phép đi xe đạp loại nào?

Trẻ em từ 6 đến 7 tuổi cần một chiếc xe đạp có bánh xe đường kính 16 inch. Trẻ em từ 8 đến 10 tuổi có thể sử dụng xe đạp với bánh xe đường kính 20 inch. Bởi vì chiều cao của mỗi trẻ khác nhau, phụ huynh nên chọn kích thước xe phù hợp với các lứa tuổi.

Tham chiếu kích thước xe đạp trẻ em:

  • 16 inch: 105-130cm, 6-7 tuổi
  • 20 inch: 125cm trở lên, 9- 10 tuổi trở lên.

4. Lưu ý khi chọn mua xe đạp cho học sinh tiểu học

Nếu bạn đang có ý định mua xe đạp cho con, khi chọn xe cần chú ý những điều sau để đảm bảo an toàn cho bé.

Chọn xe đạp tại các thương hiệu uy tín

Nhiều bố mẹ có tư tưởng chỉ mua cho bé xe rẻ tiền vì bé chỉ đi 2 – 3 năm rồi bỏ hoặc mua xe khác. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Mua xe rẻ tiền đồng nghĩa chất lượng kém sẽ không an toàn cho bé, những chiếc xe đó vận hành không trơn tru, khó khăn và hay hỏng vặt. Lâu dần, bé sẽ chán và không hứng thú đạp xe.

Bố mẹ nên chọn cho bé những xe chất lượng của các hãng như Royalbaby, Stitch, Giant, LanQ hay TrinX, Galaxy, Totem… Đây là những hãng xe trẻ em uy tín và được ưa chuộng nhất hiện nay.

Chọn xe đạp có chiều cao yên xe phù hợp với vóc dáng trẻ

Chiều cao xe đạp phù hợp sẽ giúp bé có thể điều khiển phương tiện dễ dàng hơn.

  • Chiều cao yên đảm bảo trẻ ngồi chân vẫn chạm đất.
  • Tay lái vừa tầm để có thể linh hoạt về các động tác xoay trái phải mà không bị với.
  • Bàn đạp đủ rộng vừa chân và không quá trơn có độ bám.
  • Hãy dẫn bé đi theo để bé ngồi thử để có thể có được một chiếc xe phù hợp nhất với trẻ.

Chọn xe có khung thấp

Thiết kế khung xe cũng ảnh hưởng không ít đến sự cân bằng của xe khi di chuyển. Khung xe đạp trẻ em thường có 2 loại là khung vòng – khung bố trí thấp và khung ngang – nằm cao. Nếu bạn muốn tiện cho bé lên, xuống xe và đảm bảo an toàn cho con, đặc biệt là những trẻ dưới 10 tuổi thì mẫu khung vòng cung nằm thấp bên dưới là lựa chọn hoàn hảo nhất.

Chọn xe có trọng lượng nhẹ

Một chiếc xe đạp cho trẻ em cần có trọng lượng thấp hơn 40% trọng lượng cơ thể trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đa số các loại xe đạp trẻ em thường có trọng lượng gần bằng một nửa trọng lượng của bé. Khi mua xe đạp, các bậc phụ huynh nên chọn chiếc xe nhẹ nhất.

Chọn xe được trang bị phanh xe tốt

Với bản tính hiếu động và suy nghĩ non nớt, khi đạp xe trẻ nhỏ dễ gặp những điều bất ngờ, do đó đòi hỏi hệ thống phanh xe đạp cần phải thực sự tốt để đảm bảo sự an toàn tối đa cho bé. Phụ huynh nên chọn những mẫu xe đạp có hệ thống phanh với má phanh còn tốt, không bị sít hay nhờn để bé thỏa sức khám phá.

Ngày nay, cuộc sống ngày càng bận rộn, nhiều phụ huynh không có thời gian đưa đón con đi học thêm, việc mua xe đạp cho con đi học là cách giải quyết tốt. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc trẻ ở lứa tuổi tiểu học đi xe đạp ra đường rất nguy hiểm. Do đó, nhiều phụ huynh đã chọn thuê gia sư đến tận nhà, vừa không mất thời gian đưa đón, con có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, không phải đi lại vất vả. Nếu bạn cũng muốn tìm một địa chỉ gia sư uy tín, chất lượng, hãy tham khảo Gia sư Việt – Với đội ngũ gia sư chuyên nghiệp sẽ giúp đỡ các bé học tập tốt nhất.

Nếu bạn là người nuôi cá và đang sở hữu cho mình một hồ thủy sinh, bạn nên bỏ chút thời gian tham khảo ngay những kinh nghiệm hữu ích sau:

3.8/5 - (13 bình chọn)
Share.

Comments are closed.